Alibaba: hãng Trung Quốc tham vọng "nuốt chửng thế giới"

Trong bài hồ sơ kỳ trước, ICTnews đã từng nhắc đến một số công ty Trung Quốc đang có tham vọng thống trị ngành công nghệ thế giới, trong số có Alibaba.

1. Alibaba là gì?

 

 

Alibaba là công ty thương mại trực tuyến lớn nhất Trung Quốc và tùy theo từng cách tính, nó cũng có thể coi là công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới.

Alibaba không chỉ là một website duy nhất, họ sở hữu nhiều website với các chức năng khác nhau. Dưới đây là một vài website chính và lớn nhất:

Alipay: Thanh toán trực tuyến

Aliyun : Dịch vụ đám mây

Aliyun App Store: Ứng dụng mobile

Taobao : Trang thương mại điện tử khách hàng đến khách hàng

Tmall: Trang thương mại điện tử doanh nghiệp đến khách hàng

Alibaba không bán hàng hóa hay dịch vụ trên các website này, trái lại, họ tạo ra một cổng thương mại trên các trang web của họ, cung cấp môi trường cho các cuộc giao thương giữa người bán và người mua, lợi nhuận được thu về chủ yếu qua quảng cáo và hoa hồng.

Người đồng sáng lập kiêm CEO của Alibaba, Jack Ma, đã bắt đầu công ty ngay tại căn hộ của mình năm 1999 với 18 nhân viên. Cái tên Alibaba được lựa chọn dựa theo câu truyện Alibaba và 40 tên cướp. Jack Ma từng học dốt toán và trượt đại học rất nhiều lần, thậm chí có lúc ông còn không thể tìm được một công việc tại cửa hàng KFC. Từ chỗ chỉ là một giáo viên tiếng Anh với lương tháng 12-15 USD/tháng, ông đã lọt vào top 35 người giàu nhất hành tinh và hiện đang là người giàu nhất Trung Quốc.

Ma thú nhận mình là một người có rất ít kiến thức về công nghệ, ông cũng từng nói rằng ông muốn công ty của mình tồn tại được ít nhất 102 năm để được tính là một công ty tồn tại trong 3 thế kỷ.

2. Sức mạnh của Alibaba

 

 

Alibaba có hàng triệu người sử dụng và quản lý hàng triệu nhà bán lẻ và doanh nghiệp. Tập đoàn Alibaba có hơn 22.000 nhân viên với hơn 100 văn phòng và trụ sở chính đặt tại Quận Xixi, Hàng Châu, Trung Quốc. Alibaba là điểm đến nổi tiếng nhất cho những người mua sắm trực tuyến và là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất trên thế giới. Tổng số tiền giao dịch trực tuyến của Alibaba trong năm 2013 đạt 248 tỷ USD, tức là nhiều hơn cả số tiền giao dịch của eBay và Amazon cộng lại.

Các website của Alibaba tham gia vào 60% số lượng hàng hóa được vận chuyển tại Trung Quốc. Alibaba đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp đóng gói và vận chuyển cũng như nền tảng cơ sở vật chất hỗ trợ điều này. 6 trên 10 kiện hàng được gửi đi tại Trung Quốc xuất phát từ Alibaba. Nhiều người dự đoán rằng ngành thương mại điện tử của Trung Quốc sẽ còn vượt cả Mỹ, Anh, Nhật, Đức và Pháp cộng lại trong vòng 6 năm tới.

3. Tham vọng của Alibaba

 

 

Để làm giàu thêm cho nền công nghệ nước nhà, Alibaba cần phải linh động và luôn đi trước trong suy nghĩ, đặc biệt là trong lĩnh vực mobile, bởi có hơn 500 triệu người đang sử dụng di động để mua sắm. Rõ ràng trong vài năm trở lại đây, Alibaba đã có một vài động thái mang tính chiến lược như: năm 2012, hãng này ra mắt hệ điều hành cho di động có tên gọi Aliyun, hoặc Yun OS, đây là một phiên bản tùy chính của Linux. Trong năm 2012, hơn 1 triệu smartphone đã được cài hệ điều hành này và Alibaba tham vọng hệ điều hành của mình sẽ trở thành “Android của Trung Quốc”

Theo một bản tin được phát trên kênh Bloomberg cách đây ít ngày, CEO Alibaba Jack Ma đã đưa ra một số tham vọng lớn của tập đoàn bao gồm: vượt doanh số Walmart trong năm nay; cung cấp dịch vụ giao hàng trên toàn cầu trong vòng 72 giờ; phục vụ 2 tỷ người mua sắm trong vòng 10 năm tới. Rút ra được những bài học từ sự thất bại của các công ty Trung Quốc khác khi cố gắng vội vã bược chân vào thị trường Mỹ, Alibaba đã tiến hành cách thử nghiệm buôn bán xuyên quốc gia như bán cherry và táo từ bang Washington, hải sản từ bang Alaska, kem của hãng Ben&Jerry và Breyers.

Sức mạnh của Alibaba là hiện thân cho sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu có đà phát triển thực sự và sự phát triển trong tương lai sẽ rất hấp dẫn cho Alibaba nói riêng và cả đất nước nói chung. Do ở Trung Quốc, Alibaba không có nhiều đối thủ cạnh tranh nên họ cũng không chắc sẽ thành công trên thị trường quốc tế. Vì vậy Alibaba cần điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình.

4. Bí quyết thành công

 

 

Có rất nhiều bí quyết để tạo nên thành công ngày nay của Alibaba, và dưới đây là một trong số đó:

- Tin tưởng vào những điều bản thân đã chọn

Jack Ma khởi nghiệp kinh doanh năm 1992 khi điều hành một trung tâm dịch thuật. Ban đầu, kết quả kinh doanh không tốt và họ quyết định kinh doanh thêm dịch vụ  bán hoa và quà tặng cao cấp. Dịch vụ này sau đó đã thành công và thu về doanh thu cao, buộc họ phải suy nghĩ nên chuyển hẳn sang kinh doanh dịch vụ hay tiếp tục kinh doanh dịch thuật. Jack Ma đã lựa chọn kinh doanh dịch thuật bởi đó là lựa chọn và mục đích kinh doanh ban đầu của ông.

Ông nói: “Trong suốt quá trình khởi nghiệp, bạn sẽ gặp rất nhiều cơ hội mới, khi đó bạn phải đưa ra được sự lựa chọn.”

- Tấm gương cho mọi nhân viên

Jack Ma thành lập công ty thứ 3 mang tên Cofortune Information Technology, đây là một dự án thành công với lợi nhuận 2,9 triệu nhân dân tệ trong 14 tháng, tuy nhiên vì mâu thuẫn về chiến lược phát triển với các lãnh đạo khác, ông đã ra đi mà không lấy một đồng nào vì ông tin rằng đó là điều đúng đắn. Khi đó, 6 người bạn từng thành lập Cofortune với ông đã cùng ông lên Bắc Kinh lập nghiệp trong những ngày đầu, cho dù điều kiện rất hạn chế nhưng họ đã không ngần ngại quyết định sẽ cùng ông làm lại từ đầu. Mười tháng sau khi trở về quê hương Hàng Châu, bằng sự quyết tâm và nỗ lực không ngừng nghỉ, nhóm của Jack Ma đã cho ra đời Alibaba, sau đó là Taobao và Alipay.

- Tạo nên văn hóa định hướng con người

Dù là một công ty lớn, Alibaba vẫn hướng tới những con người, bao gồm cả khách hàng và nhân viên. Ông từng phát biểu “khách hàng thứ nhất, nhân viên thứ nhì và cổ đông thứ ba”. Mục tiêu của cả tập đoàn đó là “giúp mọi người dễ dàng thực hiện công việc kinh doanh dù ở bất cứ đâu”. Văn hóa và giá trị của công ty nêu bật “khách hàng thứ nhất, làm việc tập thể, nắm bắt cơ hội, toàn vẹn, đam mê và tận tâm”. Một tuyên bố khác của Alibaba có nội dung: “những nhân viên thể hiện được sử bền bỉ và tài năng đều được thưởng hậu. Chúng tôi khuyến khích những nhân viên của mình làm việc vui vẻ và sống nghiêm túc”.

5. Những “lùm xùm”

Một chiếc xe đạp Dahon và lều trại SylvanSport giả được rao bán trên Taobao.com

 

Chỉ mới gần đây Gucci, Yves Saint Laurent và một số nhãn hiệu khác thuộc sở hữu của tập đoàn Kering (Pháp) đã nộp đơn kiện tập đoàn thương mại điện tử Alibaba (Trung Quốc) lên tòa án Manhattan (Mỹ) để đòi bồi thường việc các trang web của Alibaba tạo điều kiện cho các người sản xuất hàng giả, hàng nhái bán hàng trên mạng. Đây không phải là lần đầu tiên Alibaba bị kiện về những vấn đề liên quan đến hàng giả hàng nhái. Taobao từng bị đưa vào danh sách những trang bán hàng giả hàng nhái khét tiếng trên thế giới và cũng mới chỉ được Đại diện thương mại Mỹ rút khỏi dánh sách này cách đây không lâu. Lần này, đại diện phía Alibaba cho biết đây là vụ kiện không có cơ sở và họ sẽ “chiến đấu đến cùng”.

 

Lê Nga (Tổng hợp

Tin Khác

Trang 1 / 40
TP HCM / CAO LÃNH / ĐÀ LẠT
  • Zalo Viber
    Ngọc Linh
    01644 109 769
    QQ: 2980674014
  • Zalo Viber
    Nghĩa
    0925 938 238
    QQ: 2021795817
  • Zalo Viber
    Sanh
    0909 273 332
    QQ: 1596184960
TP HCM / CẦN THƠ
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Hà Nội - Đà Nẵng
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Bộ Phận Hỗ Trợ - Quản Lý Khiếu Nại
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Go Top