Bồ Đề Đạt Ma - Người đưa thiền học và võ thuật tới Trung Quốc phần 2

Có người nói, sau khi truyền giáo ở Trung Quốc, Bồ Đề Đạt Ma quay trở lại Thiên Trúc và qua đời ở đây. Có người lại nói, Đạt Ma viên tịch tại Trung Quốc vào năm 536 và được chôn cất tại Trung Quốc.

Cái chết bí hiểm của vị đại sư Thiên Trúc

Đến nay, cái chết của Bồ Đề Đạt Ma vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Có người nói, sau khi truyền giáo ở Trung Quốc, Đạt Ma quay trở lại Thiên Trúc và qua đời ở đây. Có người lại nói, Đạt Ma viên tịch tại Trung Quốc vào năm 536 và được chôn cất tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều khiến nhiều người tranh cãi hơn cả chính là câu chuyện vị sư tổ thiền tông này bị đầu độc mà chết.

Chuyện kể rằng, thời điểm Đạt Ma đến Trung Quốc truyền pháp, có một vị quốc sư nhà Bắc Ngụy là Bồ Đề Lưu Chi sinh lòng ganh ghét, thấy Đạt Ma nổi tiếng nên tìm mọi cách để hãm hại.

Có lần, Lưu Chi sai người bỏ chất độc vào cơm của Đạt Ma, định hại chết ông. Đạt Ma biết trong cơm có độc nhưng vẫn ăn.

Tuy nhiên, sau khi ăn, từ miệng Đạt Ma nôn ra một con rắn, nhờ thế mọi chất độc đều tiêu tan hết, Đạt Ma bình an vô sự.

Sau đó Lưu Chi cũng nhiều lần tìm cách hạ độc Đạt Ma, Đạt Ma vẫn biết, và lần nào cũng không hề hấn gì. Lưu Chi có ý sợ, nhưng lại càng nuôi dã tâm hại Đạt Ma bằng được.

Khi chọn được Huệ Khả làm người kế thừa tâm ấn, Bồ Đề Đạt Ma nghĩ rằng công việc của mình tại Đông Thổ đã thành toàn; vì vậy, ngài quyết định không tự cứu mình nữa.

Nên khi Lưu Chi sai người bỏ độc vào cơm của Đạt Ma (là lần thứ 7 hắn đầu độc Đạt Ma), ngài vẫn ăn cơm như bình thường, nhưng lần này không có con rắn nào được nôn ra nữa. Đạt Ma cứ ngồi như vậy mà an nhiên tịch diệt.

Tôn tượng Bồ Đề Đạt Ma.

Tôn tượng Bồ Đề Đạt Ma.

Sau khi Đạt Ma viên tịch, các đệ tử mới cho thi thể của ngài vào trong một quan tài bằng gỗ, an táng tại chùa Định Lâm.

Tuy nhiên, câu chuyện viên tịch của Đạt Ma chưa dừng lại ở đó. Sử sách chép lại rằng, ba năm sau ngày Đạt Ma viên tịch, một vị quan nhà Ngụy tên là Tống Vân đi sứ Tây Vực khi qua ngọn Thông Lĩnh thì gặp một vị sư tay cầm chiếc giày đang đi như bay về hướng Tây.

Biết đó là Bồ Đề Đạt Ma, vị đại sư từ Thiên Trúc đến Đông Thổ truyền pháp, Tống Vân mới chặn lại hỏi: “Đại sư, pháp của ngài đã truyền cho ai rồi?”.

Đạt Ma đáp: “Sau này ngươi sẽ biết, giờ ta phải đi Thiên Trúc!”.

Nói xong, Đạt Ma bỏ chiếc giày đang cầm trên tay đưa cho Tống Vân, dặn dò: “Ngươi hãy dùng chiếc giày này mau trở về đi, chủ nhà ngươi khó mà qua được ngày hôm nay”.

Ngẩn ngơ, Tống Vân từ giã Đạt Ma rồi hấp tấp trở về kinh thành thì quả thực vua Minh Ðế đã băng hà.

Tống Vân sau đó liền đem việc Đạt Ma dự báo trước cái chết của Minh Đế tâu lên với vua Hiếu Trang mới vừa kế vị. Ban đầu, nhà vua không tin, cho lệnh tống giam Tống Vân vào ngục tối.

Một thời gian sau, khi đã bớt giận, vua Hiếu Trang mới cho gọi Tống Vân đến và hỏi rõ ngọn ngành. Tống Vân lúc này mới đem chuyện gặp Đạt Ma nói lại với vua. Vua nghe xong ra lệnh quật mộ Đạt Ma lên để kiểm chứng.

Khi quan tài được mở ra, trong quan tài không có gì cả, ngoài một chiếc giày cũ. Các vị quan được lệnh khám xét quan tài thấy vậy vô cùng kinh ngạc, đem mọi chuyện về tâu lại với vua.

Vua nghe thấy vậy, mới tin những gì Tống Vân nói là thực bèn ra lệnh cho đưa chiếc giày còn lại của Đạt Ma về chùa Thiếu Lâm để thờ ở đó.

Vì sao Đạt Ma được coi là sư tổ của võ phái Thiếu Lâm?

Phần lớn thời gian truyền giáo ở Trung Quốc, Đạt Ma chủ yếu tu hành ở chùa Thiếu Lâm; thế nên, ngài được coi như ông tổ sáng lập nên võ phái Thiếu Lâm.

Tương truyền, trong thời gian dạy thiền ở chùa Thiếu Lâm, rất nhiều lần Đạt Ma thấy các đệ tử ngủ gật, do suốt ngày thiền định nên không tránh khỏi cơ thể mệt mỏi,.

Lại nói thời bây giờ, Thiếu Lâm Tự được xây dựng ở vùng rừng sâu núi hiểm, thời tiết khắc nghiệt, nhiều thú dữ rình rập.

Từ những động tác lao động của người xưa, Đạt Ma đã sáng tạo nên “Hoạt thân pháp” để giúp đồ đệ hộ thân - đây rất có thể chính là hình thức đầu tiên của “Thiếu Lâm quyền” lừng danh sau này.

Việc Bồ Đề Đạt Ma có sáng tạo ra hai bộ tuyệt học nổi tiếng là Dịch cân kinh và Tẩy tủy kinh cho tới nay vẫn còn gây ra rất nhiều tranh cãi. Thế nhưng, ngài chắc chắn là vị đại sư không thể không nhắc tới trong lịch sử Thiền tông Trung Quốc.

http://www.giadinhvn.vn/bo-de-dat-ma--nguoi-dua-thien-hoc-va-vo-thuat-toi-trung-quoc-2-d55193.html

Tin Khác

Trang 1 / 40
TP HCM / CAO LÃNH / ĐÀ LẠT
  • Zalo Viber
    Ngọc Linh
    01644 109 769
    QQ: 2980674014
  • Zalo Viber
    Nghĩa
    0925 938 238
    QQ: 2021795817
  • Zalo Viber
    Sanh
    0909 273 332
    QQ: 1596184960
TP HCM / CẦN THƠ
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Hà Nội - Đà Nẵng
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Bộ Phận Hỗ Trợ - Quản Lý Khiếu Nại
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Go Top