Dự cảm xấu từ tiết lộ tăng trưởng GDP Trung Quốc

Tại lễ khai trương Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB), Thủ tướng nước này, ông Lý Khắc Cường, cho biết tổng lượng kinh tế năm 2015 của Trung Quốc là hơn 10.000 tỉ USD và tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng 7%.

Du cam xau tu tiet lo tang truong GDP Trung Quoc
Ảnh minh họa

Mặc dù, vào ngày 19/1 tới, Trung Quốc mới chính thức công bố một số số liệu kinh tế quan trọng, bao gồm tăng trưởng GDP quý 4 và cả năm 2015, doanh số bán lẻ và Chỉ số Sản xuất công nghiệp tháng 12.

Tuy nhiên, thông tin này đã được người đứng đầu chính phủ nước này tiết lộ trước kế hoạch. Thủ tướng Lý Khắc Cường còn cho biết, trong năm 2015, ngành dịch vụ chiếm 50% GDP, tiêu dùng đóng góp gần 60% tăng trưởng kinh tế và biểu hiện trong lĩnh vực việc làm của nước này đã vượt kỳ vọng.

7% hay 2%?

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Bắc Kinh đề ra cho năm 2015 là 7%, và con số tăng trưởng 6 tháng đầu năm của Trung Quốc bằng đúng mục tiêu này.

Nhưng tuần trước, tạp chí Forbes đăng một bài viết của nhà quản lý quỹ đầu cơ Jay Somaney cho rằng con số tăng trưởng thực tế của Trung Quốc thấp hơn nhiều.

Ông Somaney dẫn một loạt bằng chứng cho nhận định này, bao gồm sự sụt giảm chóng mặt của thị trường chứng khoán Trung Quốc, mức giảm 8,3% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 7, tình trạng thừa cung trên thị trường bất động sản Trung Quốc, và động thái phá giá đồng Nhân dân tệ bất ngờ của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC).

Ông Ivan Glasenberg, giám đốc điều hành công ty khai mỏ và giao dịch hàng hóa Glencore, thì cho rằng chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay của Trung Quốc đã làm ngừng trệ các dự án cơ sở hạ tầng, đẩy tăng trưởng GDP xuống dưới mức 7%.

Các đây ít hôm, 11 chuyên gia kinh tế được hãng tin Bloomberg khảo sát nhận định rằng kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng với tốc độ khoảng 6,3%.

Ông Gordon Chang, một học giả Trung Quốc nổi tiếng, thậm chí đã bày tỏ sự hoài nghi lớn hơn trong suốt nhiều tháng qua đối với các thống kê kinh tế của Trung Quốc. Ông dẫn nguồn tin thân cận cho biết: “kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng với tốc độ 2,2%, cách xa mức tăng 7% mà thống kê đưa ra về kinh tế quý quý 1 và quý 2”, ông Chang nói.

Học giả này đồng thời đưa ra một loạt dẫn chứng để chứng minh con số tăng trưởng 7% chỉ có thể là “ảo”: khối lượng hàng hóa vận tải đường sắt ở Trung Quốc trong hai quý đầu năm giảm 10,1%; kim ngạch thương mại giảm 6,9%; số nhà mới khởi công giảm 15,8%; và sản lượng điện chỉ tăng 1,3%.

“Khi nhìn vào những con số này, khó có thể tin nền kinh tế tăng 7%”, ông Chang lập luận.

Bấn loạn

Chứng khoán Trung Quốc là một dấu hiệu cho thấy người dân nước này không tin nền kinh tế tăng trưởng 7%. Thực tế, kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc, gây ra những xáo trộn cho nền kinh tế và các thị trường trên toàn cầu.

Đầu năm 2016 đã chứng kiến sự giảm mạnh của thị trường chứng khoán Trung Quốc mà châm ngòi cho tình trạng bán tháo trên thị trường nước này là chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Trung Quốc giảm xuống còn 48,2 điểm, cho thấy hoạt động sản xuất nước này tiếp tục suy giảm trong tháng thứ 10 liên tiếp.

Chỉ số chứng khoán chủ chốt Shanghai Composite Index ngày 13/1 đã rớt khỏi ngưỡng 3.000 điểm và có lúc xuống tận mức 2.899,58 điểm, thấp hơn cả mức đáy 2.927,29 điểm ghi nhận vào tháng 8/2015 khi đợt bán tháo hồi đó đã quét bay 5 nghìn tỷ USD giá trị thị trường và khiến chính phủ Trung Quốc phải đưa ra các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp.

Sau khi hồi phục trong quý IV/2015, thị trường cổ phiếu Trung Quốc lại giảm trở lại, và chỉ số Shanghai Composite Indexlại mất khoảng gần 20% kể từ mốc cao đạt được vào tháng 12/2015, trở thành chỉ số hoạt động kém nhất trong số 93 chỉ số chủ chốt của thế giới mà hãng tin Bloomberg theo dõi.

Trung Quốc bấn loạn thay đổi chính sách vì chứng khoán

Trước đó, ngày 8/1, Chính phủ Trung Quốc đã phải tuyên bố đình chỉ hệ thống ngắt mạch giao dịch chứng khoán gây tranh cãi chưa đầy một tuần sau khi đề ra cơ chế này vì ghi nhận những tác động tiêu cực nhiều hơn là tích cực.

Mới đây, tỷ phú George Soros, cho rằng Trung Quốc đang có một rắc rối lớn.

"Tôi sẽ nói rằng rắc rối này gây ra khủng hoảng. Khi nhìn vào thị trường tài chính ở thời điểm hiện tại, tôi nhìn thấy một thách thức nghiêm trọng khiến tôi nhớ lại khủng hoảng 2008", ông Soros nói.

Hiện tại, Chính phủ Trung Quốc vẫn còn duy trì nhiều quy định hạn chế đối với giao dịch chứng khoán. Chẳng hạn, giá mỗi cổ phiếu không được tăng/giảm quá 10% trong một ngày, và các nhà đầu tư không được phép vừa mua vừa bán cùng cổ phiếu trong một ngày.

Thái An (tổng hợp)

Tin Khác

Trang 1 / 40
TP HCM / CAO LÃNH / ĐÀ LẠT
  • Zalo Viber
    Ngọc Linh
    01644 109 769
    QQ: 2980674014
  • Zalo Viber
    Nghĩa
    0925 938 238
    QQ: 2021795817
  • Zalo Viber
    Sanh
    0909 273 332
    QQ: 1596184960
TP HCM / CẦN THƠ
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Hà Nội - Đà Nẵng
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Bộ Phận Hỗ Trợ - Quản Lý Khiếu Nại
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Go Top