Gập ghềnh Con đường tơ lụa

Con đường tơ lụa trên biển sẽ cho phép hải quân Trung Quốc vượt ra khỏi chuỗi đảo phía Tây Thái Bình Dương và áp lực quân sự của Mỹ. 

Với mục đích nới rộng ảnh hưởng kinh tế, Trung Quốc đang tìm cách nối kết hơn 20 nước vào kế hoạch có tên “Một vành đai, một con đường” trị giá hơn 140 tỉ USD.

Kế hoạch tham vọng

Với dự án được mệnh danh là Con đường tơ lụa mới này, Bắc Kinh muốn thiết lập 2 tuyến giao thương lớn. Một tuyến trên bộ trải dài từ Trung Quốc qua Trung Á để tới châu Âu. Tuyến còn lại trên biển để nối các hải cảng ở phía Đông Trung Quốc, qua biển Đông, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải để đến các trung tâm thương mại ở châu Phi và Trung Đông.

Tại Diễn đàn Kinh tế châu Á Bác Ngao hồi tháng 3 qua, Bắc Kinh cho rằng một khi đi vào hoạt động thì giá trị thương mại giữa Trung Quốc và các nước nằm trên 2 tuyến đường này có thể lên tới 2.500 tỉ USD trong vòng 1 thập kỷ. “Dự án của Trung Quốc nhiều khả năng đem lại ảnh hưởng quan trọng cho cấu trúc kinh tế khu vực, về cả thương mại, đầu tư lẫn phát triển hạ tầng” - Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (Mỹ) nhận xét.

Để hiện thực hóa dự án, Trung Quốc bắt tay chặt hơn với Pakistan, cải thiện quan hệ với Afghanistan sau khi các lực lượng do Mỹ dẫn đầu rút lui. Với “cái gai” Ấn Độ ở Nam Á, theo hãng tin PTI, Vụ phó Vụ Kinh tế quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kinh Tùng tuần rồi mời gọi New Delhi hợp tác.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các dự án liên quan đến “Một vành đai, một con đường”, đặc biệt là Con đường tơ lụa trên biển, có thể kết hợp với các dự án thương mại “Mausam” (tuyến thương mại thuyền buồm cổ xưa) và “Con đường gia vị” (tuyến đường buôn bán gia vị) của Ấn Độ.

 

Công nhân xây dựng đường sắt ở Tân Cương - Trung QuốcẢnh: REUTERS
Công nhân xây dựng đường sắt ở Tân Cương - Trung QuốcẢnh: REUTERS

 

Dù Bắc Kinh nhiều lần nhấn mạnh Con đường tơ lụa mới tập trung vào mục đích phát triển kinh tế song nhiều nhà phân tích cho rằng đây là nước cờ để Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng. GS Lý Minh Giang thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng Singapore nhận định: “Một số nước ASEAN như Singapore, Malaysia, Indonesia lo ngại ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ còn mạnh hơn nhiều thông qua Con đường tơ lụa mới”.

Một số cơ quan truyền thông Nga cũng đề cập rủi ro là kế hoạch của Bắc Kinh đối chọi với sáng kiến Á - Âu của Moscow, tạo điều kiện cho Trung Quốc lấn sân Nga tại Trung Á. Hơn hết, kế hoạch tham vọng của Bắc Kinh được xem là đối đầu trực diện với chính sách “xoay trục” sang châu Á của Washington.

Không ít trở ngại

Trong mắt nhiều nhà phân tích, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như xem “Một vành đai, một con đường” là phép thử để xác định mức độ hợp tác của các nước khác nhau.

Riêng ý tưởng Con đường tơ lụa trên biển được ông Tập đề cập lần đầu vào tháng 10-2013 trong chuyến thăm Đông Nam Á. GS Dương Bảo Quân thuộc Trường ĐH Bắc Kinh nói với Trung Quốc nhật báo: “Con đường tơ lụa trên biển mới sẽ trở thành động lực cho sự thịnh vượng của Đông Á”. Tuy nhiên, theo trang Diplomat, con đường này có thể là một cách để Bắc Kinh đánh lạc hướng dư luận khỏi những căng thẳng gây ra bởi các tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này tại biển Đông.

Đáng lo hơn, dưới danh nghĩa cải thiện giao thương và trao đổi văn hóa, hệ thống cảng dọc Con đường tơ lụa trên biển sẽ cho phép hải quân Trung Quốc vượt ra khỏi chuỗi đảo phía Tây Thái Bình Dương và áp lực quân sự của Mỹ, theo nhà nghiên cứu chiến lược hàng đầu của Mỹ Robert Kaplan.

“Nhờ con đường này, hải quân Trung Quốc danh chính ngôn thuận có mặt ở biển Đông, eo biển Malacca rồi từ biển Đông vươn sang Ấn Độ Dương, giúp Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng trên biển. Cái đích là Ấn Độ Dương vì muốn trở thành cường quốc toàn cầu, Trung Quốc trước hết phải chắc chân tại Ấn Độ Dương” - ông Kaplan phân tích. Ngoài ra, con đường cũng giúp Trung Quốc bảo đảm hậu cần và an ninh cho việc vận chuyển hàng, bảo đảm nguồn cung dầu thô.

Tham vọng rất nhiều song trở ngại cho “Một vành đai, một con đường” không hề ít, bao gồm các cuộc chiến, tranh chấp lãnh thổ và kể cả tình hình phức tạp của chính Trung Quốc. Kế hoạch này có thể khiến Trung Quốc vướng vào những vụ tranh chấp ở nước ngoài mà lâu nay họ cố tránh né, như khủng hoảng Ukraine, căng thẳng ở biển Đông, tranh chấp biên giới với Ấn Độ, những hoạt động khủng bố ở Pakistan, bất ổn tại biên giới với Myanmar, thái độ lạnh nhạt gần đây của Sri Lanka hay bạo lực tại Tân Cương...

Tin Khác

Trang 1 / 40
TP HCM / CAO LÃNH / ĐÀ LẠT
  • Zalo Viber
    Ngọc Linh
    01644 109 769
    QQ: 2980674014
  • Zalo Viber
    Nghĩa
    0925 938 238
    QQ: 2021795817
  • Zalo Viber
    Sanh
    0909 273 332
    QQ: 1596184960
TP HCM / CẦN THƠ
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Hà Nội - Đà Nẵng
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Bộ Phận Hỗ Trợ - Quản Lý Khiếu Nại
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Go Top