Kinh tế Trung Quốc đang phục hồ

Trung Quốc đang trải qua thời điểm khá nhạy cảm khi phải cân bằng giữa kích thích tăng trưởng và ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính mới...

Nền kinh tế lớn thứ 2 của thế giới đạt mức tăng trưởng ở 6,9% vào quý I/2017, cao hơn tốc độ tăng trưởng của quý cuối năm 2016. Kết quả này tốt hơn mong đợi của thị trường do mức tăng mạnh ở chi tiêu chính phủ cũng như các hoạt động giải ngân của hệ thống ngân hàng.

Ngoài ra, còn nhiều nhân tố hỗ trợ cho sự phát triển trong thời gian gần đây là nằm ở việc lợi nhuận DN được cải thiện, nhập khẩu tăng, các hoạt động sản xuất phục hồi kéo theo các khoản đầu tư cũng tăng mạnh.

Kinh tế Trung Quốc có nhiều tín hiệu lạc quan

Theo Cục Thống kê của Trung Quốc, chỉ số mua hàng PMI của Trung Quốc vào tháng 3 đã vượt qua kỳ vọng của thị trường, đạt mức 51,8 tăng 0,2 điểm phần trăm so với tháng 2. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy ngành lắp ráp của nước này đang dần dần ổn định. 

Các số liệu khác vừa được công bố cũng cho thấy kinh tế Trung Quốc tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Đầu tư tài sản cố định loại trừ khu vực nông thôn tăng 9,2% trong quý 1 so với mức tăng 8,1% đạt được cùng kỳ năm 2016; doanh thu bán lẻ tháng 3 tăng 10,9%, cao hơn so với mức dự báo tăng 9,7%; và sản lượng công nghiệp tháng 3 tăng 7,6%, so với mức dự báo tăng 6,3%.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc thế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với tình trạng rủi ro tài chính do những chính sách ổn định kinh tế của nước này không đạt được những kết quả như mong đợi. Những rủi ro đang phát sinh và thể hiện rõ rệt như tình trạng dư thừa sản phẩm từ ngành công nghiệp nặng, bong bóng tài sản ở thị trường bất động sản và một số thị trường khác có thể mang đến nỗi lo về vỡ nợ ở Trung Quốc.

Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp để cải cách nguồn cung trong năm 2016, tình trạng dư cung trong các ngành công nghiệp nặng như thép, nhôm, xi-măng, than đá… tại Trung Quốc vẫn rất nghiêm trọng. Một khảo sát trên 2.000 DN công nghiệp Trung Quốc có quy mô doanh thu trên 724.500 USD, cho thấy hơn một nửa trong tình trạng thừa công suất.

Do nhu cầu trong và ngoài nước đối với các vật liệu xây dựng và sản xuất đều giảm, nên các công ty công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Điều này gia tăng gánh nặng lên chính quyền trung ương, vì đã hỗ trợ rất nhiều cho các ngành công nghiệp bằng cả tiền mặt lẫn trợ giá điện.

Ngoài ra, tình trạng bong bóng đang tiềm ẩn trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Trung Quốc, từ nhà đất cho đến tín dụng. Báo Business Insider dẫn số liệu từ hãng tư vấn bất động sản Knight Frank cho biết, giá nhà ở các thành phố hàng đầu Trung Quốc đã bùng nổ với mức tăng gần 43% trong năm 2016.

Ngoài ra, theo số liệu thống kê mới nhất của Bloomberg, trong 2 tháng đầu của năm 2017, chỉ số giá bất động sản đã tăng 22,7% so với cùng kỳ trong khi mức tăng của tháng 12 năm ngoái là 16,8% mặc dù chính quyền Bắc Kinh đã ra sức ngăn chặn các hoạt động đầu cơ bất động sản.

Trong khi đó, thị trường tín dụng của Trung Quốc cũng rất đáng quan ngại. Tổng dư nợ của các ngân hàng Trung Quốc đã tăng tổng cộng khoảng 10,2% trong năm 2016, đạt mức khoảng 12 nghìn tỷ USD. Điều này đồng nghĩa với việc tốc độ và quy mô cho vay của các ngân hàng vẫn tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP.

Đáng lo ngại hơn, là các khoản nợ khó đòi lại tăng thêm 15%, nhanh hơn đáng kể so với mức tăng trưởng vốn vay. Nó đang cho thấy các khoản nợ khó đòi tiếp tục gia tăng mạnh, thậm chí có thể trở thành căn bệnh kinh niên của hệ thống ngân hàng Trung Quốc. Các cam kết về giảm nợ xấu, nợ khó đòi của các ngân hàng Trung Quốc đến thời điểm hiện tại vẫn chỉ dừng lại ở mức cam kết mà thôi.

Xu hướng gia tăng của lãi suất toàn cầu trong thời gian gần đây cũng đang đặt ra bài toán kiểm soát gánh nặng nợ công của Trung Quốc. Tổng các khoản nợ của Trung Quốc đã đạt mức 258% quy mô nền kinh tế trong năm 2016, so với mức 158% năm 2005. Tuy chính quyền quốc gia này đã tiến hành các biện pháp thắt chặt hoạt động cho vay và sử dụng đòn bẩy trong năm qua, nhưng những biến chuyển diễn ra khá chậm.

Đa phần số nợ của Trung Quốc tập trung tại khu vực doanh nghiệp, lĩnh vực đang gánh chịu nhiều sức ép bởi tình trạng hoạt động trì trệ của các DN thuộc sở hữu nhà nước. IMF đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc cần nhanh chóng có biện pháp giải quyết các khoản nợ tại những công ty này.

Bên cạnh đó, một điểm nóng khác là các khoản vay mượn của chính quyền địa phương, cùng hoạt động mạnh của thị trường tài chính ngầm. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phát ra những tín hiệu đáng ngại, với hàng loạt các công ty không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trong năm 2016 và đầu năm 2017, trong khi trái phiếu chính quyền một số địa phương lần đầu tiên bị hạ bậc xếp hạng bởi S&P Global Ratings.

Như vậy có thể nói rằng, Trung Quốc đang trải qua thời điểm khá nhạy cảm khi phải cân bằng giữa kích thích tăng trưởng và ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính mới do các vấn đề như bong bóng trên thị trường tài sản và gia tăng nợ công đang trở thành nỗi lo ngại.

Tin Khác

Trang 1 / 40
TP HCM / CAO LÃNH / ĐÀ LẠT
  • Zalo Viber
    Ngọc Linh
    01644 109 769
    QQ: 2980674014
  • Zalo Viber
    Nghĩa
    0925 938 238
    QQ: 2021795817
  • Zalo Viber
    Sanh
    0909 273 332
    QQ: 1596184960
TP HCM / CẦN THƠ
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Hà Nội - Đà Nẵng
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Bộ Phận Hỗ Trợ - Quản Lý Khiếu Nại
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Go Top