Người Trung Quốc nghiện mua sắm online như thế nào

Trung Quốc được xem là nơi mua sắm online số một thế giới khi đã chi ra 589 tỷ USD trong năm 2015 - tăng hơn 30% so với 2014. Thói quen tiêu dùng này đã gợi cảm hứng cho nhiếp ảnh gia Huang Qingjun thực hiện chùm ảnh có chủ đề Online Shopping Family Stuff (Các loại đồ đạc mua online của gia đình).

Yatsoling Rinpoche là một thầy tu Tây Tạng 25 tuổi. Anh sống tại đền Pinto Lin ở Changdu, Tây Tạng và bắt đầu mua sắm trực tuyến vào 2014, thường sử dụng Internet để mua những thứ như đèn dầu, nến để sử dụng trong đền.

Các bức ảnh mô tả hình ảnh những gia đình người Trung Quốc ở cạnh đồ đạc mà họ từng mua qua website. Đó là những vật dụng như dép đi trong nhà, nước lau sàn cho đến những món đồ đắt đỏ như iPhone, mô hình máy bay điều khiển từ xa.

Shopping qua Internet đang tác động lên thói quen của mỗi người ngày một nhiều - không chỉ ở các thành phố lớn mà cả các vùng nông thôn. "Thật thú vị khi tôi có thể ghi lại hiện tượng mang tính xã hội này”, Qingjun cho biết.

Huang Jianguang, 18 tuổi, sống tại quận Tự trị Rongshui Miao, Liễu Châu, Khu tự trị Choang Quảng Tây. Anh mua phụ tùng xe đạp trên Taobao và tự lắp ráp chiếc xe đạp của mình. Anh đã chi 40.000 nhân dân tệ để mua sắm các món đồ qua mạng phục vụ sở thích đi xe đạp.

Nhiếp ảnh gia bắt đầu thực hiện chùm ảnh này từ tháng một năm 2015, gặp tổng cộng 14 gia đình. Ông nhờ những người bạn của mình giới thiệu đến những gia đình tiềm năng hoặc tự mình gõ cửa những gia đình mà ông thấy rằng đặc biệt và giải thích với họ về dự án của mình. Huang Qingjun chia sẻ: “Một số gia đình hiểu việc tôi đang làm và đồng ý tham gia. Nhưng cũng có những người từ chối”.

Ông và trợ lý đã phải tìm kiếm cẩn thận gia đình phù hợp, khiêng những món đồ mà họ từng mua online để tập kết lại một chỗ ngoài trời và sắp xếp trông cho đẹp mắt. Những món đồ nhỏ được để ra phía trước, cồng kềnh ra phía sau để không cái nào bị che khuất. Các bức ảnh được chụp với chiếc máy Nikon rồi ekip bưng những món đồ xếp vào vị trí ban đầu. Công việc này có thể tốn tới 10 tiếng cho mỗi bức ảnh.

Liu Jun và gia đình của mình ở khu tự trị Nội Mông. Họ bắt đầu mua sắm online năm 2012 và đã tiêu tốn hơn 30.000 nhân dân tệ cho trang bán hàng Taobao.

Những bức ảnh không chỉ chụp đồ vật mà còn khéo lồng ghép chủ nhà và môi trường sống của họ, phần nào cho thấy tính cách, sở thích, đam mê của mỗi gia đình. Những bức ảnh chụp tài sản của một người hay gia đình không mới, nhưng điều mà chùm ảnh của Huang Qingjun truyền tải được còn nhiều hơn thế.

Năm 2014, thu nhập khả dụng của người Trung Quốc tăng 10,1%, số người sử dụng Internet tăng 37 triệu so với mức 618 triệu năm trước đó. Con số này được ước tính còn tăng nhiều trong tương lai bởi lúc thực hiện bộ ảnh, chưa đến 50% người Trung Quốc được tiếp cận Internet và mua sắm online.

Tin Khác

Trang 1 / 40
TP HCM / CAO LÃNH / ĐÀ LẠT
  • Zalo Viber
    Ngọc Linh
    01644 109 769
    QQ: 2980674014
  • Zalo Viber
    Nghĩa
    0925 938 238
    QQ: 2021795817
  • Zalo Viber
    Sanh
    0909 273 332
    QQ: 1596184960
TP HCM / CẦN THƠ
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Hà Nội - Đà Nẵng
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Bộ Phận Hỗ Trợ - Quản Lý Khiếu Nại
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Go Top