Nhân dân tệ - Vì đâu nên nỗi?

Mặc dù biên độ phá giá giảm dần nhưng với ba lần phá giá mạnh, liên tiếp, Trung Quốc đã tạo ra một làn sóng trong tài chính toàn cầu.

Đâu là nguyên nhân?

Có bốn giả thuyết căn bản lý giải quyết định của Trung Quốc.

Thứ nhất, cách giải thích về việc giữ tăng trưởng, kích thích xuất khẩu. Lập luận này dựa vào việc Trung Quốc đang xoay xở để giữ mức tăng trưởng 7%. Số liệu kinh tế vĩ mô nửa đầu năm đều kém lạc quan, đặc biệt là sản xuất công nghiệp và xuất khẩu khiến nhiều nhà phân tích cho rằng động thái của PBoC là nhằm hỗ trợ xuất khẩu. Ngoài ra, nếu xét lại quá trình tái cơ cấu tổng cầu của Trung Quốc có thể thấy dự định tái cơ cấu nền kinh tế dựa vào thị trường nội địa gặp phải khó khăn hơn dự kiến vì thị trường nội địa chưa đủ mạnh và đây phải là quá trình lâu dài. Vì thế Trung Quốc đã phải quay lại với cách tăng trưởng quen thuộc là dựa vào xuất khẩu.

Bên cạnh lý do này, vừa qua Trung Quốc đã phải bơm rất nhiều tiền để giải cứu TTCK, ước tính của Goldman Sachs, con số này có thể lên tới 900 tỷ NDT, số liệu Trung Quốc công bố có thể lớn hơn rất nhiều. Việc bơm một lượng lớn tiền vào TTCK cũng tạo áp lực rất lớn lên tỷ giá.

Tuy nhiên, cách lập luận này cũng có thể bị nghi ngờ bởi mấy điểm sau. Thứ nhất, dù suy giảm tăng trưởng xuất khẩu, thặng dư thương mại của Trung Quốc vẫn ở mức lớn và cán cân thanh toán ổn định. Thứ hai, nếu phá giá để kích thích xuất khẩu thì sẽ làm giảm tiêu dùng tư nhân, và điều đó ngược hoàn toàn với đường hướng cải cách ban đầu mà Bắc Kinh muốn hướng tới – đó là tăng trưởng nhiều hơn dựa vào nhu cầu trong nước. Thứ ba, việc phá giá liên tiếp trong ba ngày có thể sẽ tác động không đáng kể đối với xuất khẩu Trung Quốc bởi “hiệu ứng chuyển của tỷ giá hối đoái". Có nghĩa là khi điều chỉnh tỷ giá quá nhanh sẽ làm tăng lạm phát dẫn đến trung hòa tác động của lần phá giá lên tỷ giá thực.

Cách giải thích thứ hai cho rằng, Trung Quốc phá giá NDT để nền kinh tế không rơi vào tình trạng giảm phát. Mặc dù còn nhiều tranh luận, Công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics vừa đưa ra một bức tranh hoàn toàn khác với số liệu chính thức về tăng trưởng và lạm phát của Trung Quốc thời gian qua. Theo đó, tăng trưởng danh nghĩa của Trung Quốc quý 1/2015 là 5,8%, trong khi số liệu tăng trưởng thực tế là 7%. Có nghĩa là, như lập luận của Capital Economics, kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện giảm phát.

Cách giải thích thứ ba cho rằng, PBoC làm vậy là để tiến một bước nữa trong việc quốc tế hóa NDT – một mục tiêu ngoại giao và chính trị vô cùng quan trọng của Tập Cận Bình. Có lập luận cho rằng – cũng giống như Nhật Bản trước đây – việc phá giá NDT ban đầu sẽ kích thích luồng vốn chảy ra bên ngoài, PBoC sẽ tiếp tục phá giá cho đến khi thị trường thấy rằng NDT đã ở mức thấp hơn so với giá trị thực và quay lại mua với kỳ vọng đồng tiền này sẽ tăng giá. Bằng cách “đi vòng” như vậy, PBoC sẽ đạt được mục tiêu là từng bước để thị trường quyết định tỷ giá của NDT. Đồng thời giúp dòng vốn ngắn hạn không bị chảy ra ngoài khi mà TTCK đã chao đảo suốt tháng Sáu vừa qua.

Quan điểm thứ tư cho rằng, việc phá giá này là cách để PBoC thăm dò phản ứng của thị trường. Khi NDT được thả nổi, thị trường có hoảng loạn không, có chấn động mạnh không, tác động sẽ như thế nào…

Phá giá “kỹ thuật”

Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi cho rằng, việc NDT phá giá mang tính “kỹ thuật” nhiều hơn.

Thứ nhất, hơn một năm qua, USD đã tăng giá mạnh, trong khi đó do neo vào USD và Chính phủ luôn can thiệp để giữ tỷ giá ổn định, nên tỷ giá NDT đã mạnh lên so với các đồng tiền khác.

Bắt đầu từ 1/2014, PBoC đã can thiệp để NDT luôn mạnh hơn thực tế, khi USD mạnh lên, mặc dù tỷ giá khi đóng cửa thị trường vào cuối ngày luôn ở mức 6,20 – 6,25 nhưng PBoC đã can thiệp để tỷ giá này ổn định ở ngưỡng 6,10 – 6,15. Sự can thiệp này dẫn đến chênh lệch tỷ giá NDT tại thị trường Trung Quốc và các thị trường giao dịch hải ngoại.

Như vậy, trong hơn một năm qua, PBoC đã phải can thiệp để giữ tỷ giá NDT cao hơn giá trị thực. Điều này có thể bắt nguồn từ việc muốn kích thích tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, việc can thiệp để ổn định tỷ giá khiến dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc giảm xuống do PBoC liên tục phải bán USD ra thị trường. Cộng thêm với hoạt động rút vốn với quy mô khoảng 800 tỷ USD, lượng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã giảm mạnh sau khi đạt ngưỡng cao kỷ lục 3.993 tỷ USD vào tháng 6/2014. Một năm qua, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã giảm 340 tỷ USD, bảy tháng đầu năm 2015, con số này là 192 tỷ USD. Nếu không “buông” tỷ giá, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc sẽ còn tiếp tục giảm mạnh.

Tóm lại, do can thiệp bình ổn tỷ giá trong thời gian dài và xu hướng rút vốn khỏi Trung Quốc nên dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã giảm mạnh, đây là nguyên nhân căn bản khiến PBoC đi đến quyết định phá giá trong ba ngày nhằm tránh việc phải tiếp tục bán USD ra để giữ tỷ giá.

Tuy nhiên, khó khăn trong lựa chọn chính sách đối với PBoC hiện nay là tìm được điểm cân bằng giữa việc phá giá NDT với (i) kích thích xuất khẩu, (ii) sự rút vốn ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài, do lo ngại NDT sẽ tiếp tục mất giá lớn hơn trong tương lai và (iii) khả năng xảy ra “chiến tranh tiền tệ” khiến việc phá giá NDT không còn nhiều ý nghĩa.

Bài học về bình ổn tỷ giá

Việc phá giá NDT có thể sẽ tác động chủ yếu đến kinh tế Việt Nam qua kênh thương mại và đầu tư.

Về lĩnh vực đầu tư, chưa thể nói tác động sẽ như thế nào vì chúng ta biết phần lớn giá trị giải ngân vốn FDI đã được chuyển hóa qua kênh thương mại. Doanh nghiệp nhập máy móc thiết bị vào chứ không phải mang tiền mặt vào.

Về lĩnh vực thương mại, do VND đã neo vào USD một thời gian dài, trong bối cảnh USD mạnh lên và các đồng tiền khác như Euro, Yen Nhật đều yếu đi (so với USD) nên VND đã mạnh lên. Điều này khiến xuất khẩu sang các thị trường chủ chốt của Việt Nam gặp nhiều bất lợi. Nhiều doanh nghiệp đã “ngấm đòn tỷ giá”. Do vậy, về mặt lý thuyết, khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phá giá, nếu không điều chỉnh kịp thời và linh hoạt tỷ giá, Việt Nam sẽ gặp nhiều bất lợi, trong đó trước hết là áp lực từ các nước xuất khẩu khác trong khu vực – những nước đã điều chỉnh tỷ giá. Biên độ phá giá có thể lấy mức phá giá của Trung Quốc làm cơ sở tham chiếu.

Bài học lớn nhất từ Trung Quốc là nếu một nước bình ổn tỷ giá bằng mọi cách thì cuối cùng sẽ hy sinh dự trữ ngoại tệ và có thể phải đối mặt với một cuộc tấn công tiền tệ từ trong nội bộ nền kinh tế.

http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/KinhTe/2015/8/73E9A6DD0769506B/

Tin Khác

Trang 1 / 40
TP HCM / CAO LÃNH / ĐÀ LẠT
  • Zalo Viber
    Ngọc Linh
    01644 109 769
    QQ: 2980674014
  • Zalo Viber
    Nghĩa
    0925 938 238
    QQ: 2021795817
  • Zalo Viber
    Sanh
    0909 273 332
    QQ: 1596184960
TP HCM / CẦN THƠ
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Hà Nội - Đà Nẵng
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Bộ Phận Hỗ Trợ - Quản Lý Khiếu Nại
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Go Top