Việt Nam nghĩ việc thoát Trung: Hiểu cách chơi

Đặt vấn đề ‘thoát Trung’ hay thoát lệ thuộc vào ngành nào, vào vấn đề gì, kinh tế hay an ninh phụ thuộc nhiều vào cách nhìn nhận của Việt Nam. Có lẽ nên tập trung vào việc bảo vệ lợi ích Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn, mạnh hơn và đi trước mình. 

Thoát Trung: Nhìn từ 3 vấn đề

Nhìn chung, một nước nhỏ ở cạnh nước lớn bao giờ cũng có nhiều nỗi lo. Có những nước lớn muốn nước nhỏ trở thành vệ tinh của mình và họ tìm cách ràng buộc, làm cho nước nhỏ lệ thuộc, thậm chí suy yếu và không bị nước thứ ba lợi dụng.

Mưu kế Trung Hoa thời Chiến quốc đã bàn tới việc các nước muốn xưng bá thường liên minh với nước xa và bắt nạt chèn ép nước ở gần. Tất nhiên không phải ai muốn gì là được bởi những nước khác cũng có chiến lược của họ. Vấn đề vẫn nằm ở chỗ phải tự cường và bảo vệ lợi ích quốc gia. Xét riêng trong buôn bán với Trung Quốc và quan hệ kinh tế hiện nay, tôi thấy có ba việc đáng chú ý:

Thứ nhất, về xuất và nhập khẩu tiểu ngạch. Việc xuất khẩu tiểu ngạch làm chúng ta khó bán được bằng thương hiệu và thâm nhập vào hệ thống bán lẻ cũng như dễ bị ép giá do không có cam kết hợp đồng tiêu thụ. Tất nhiên vấn đề này có lỗi cả từ năng lực của doanh nghiệp, nhưng cũng có phần ‘lỗi’ của thể chế khi xuất khẩu chính ngạch phải đối mặt với thuế, phí, thủ tục hải quan, chi phí và ràng buộc thanh toán gồm cả quản lý ngoại tệ phức tạp hơn, tốn kém hơn và mất thời gian. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp nhỏ thích xuất khẩu tiểu ngạch và chịu thua thiệt.

Việc nhập khẩu tiểu ngạch với số lượng lớn tràn lan như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho việc lợi dụng bán hàng kèm chất lượng và trốn tránh nghĩa vụ. Tất nhiên kiểm soát lạm dụng chất bảo quản, sử dụng phụ gia, hóa chất cấm dễ gây ung thư không dễ kể cả với hàng chính ngạch, xong rõ ràng là nhập khẩu tiểu ngạch rất khó để bảo vệ người tiêu dùng.

Hàng Trung Quốc đánh đúng tâm lý ham rẻ, mua bán dễ dàng để chiếm lĩnh thị trường. Xét về lâu dài, cần hạn chế xuất nhập khẩu tiểu ngạch, kiểm soát chặt gian lận thương mại. Về cơ bản là hàng hóa chỉ được bán khi đã có đầu mối chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm tại Việt Nam, có thương hiệu, và có cam kết ràng buộc.

Vấn đề thứ hai là tránh lệ thuộc về công nghệ lạc hậu. Trung Quốc đang ở chu kỳ thải loại các công nghệ cũ và thay đổi cơ cấu tiêu dùng. Việt Nam cần tránh nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghệ này, đặc biệt trong bối cảnh vấn đề tham nhũng như hiện nay.

Ví dụ, nếu công nghệ lạc hậu bán sắt vụn được 1 đồng nhưng đút lót 3 đồng có thể bán lại được 6 đồng cùng với đống công nghệ cũ có thể bán tiếp phụ tùng thì họ sẵn sáng làm. Trung quốc đang chịu nạn ô nhiễm do sử dụng công nghệ đốt than đá lạc hậu, công nghệ xử lý môi trường dưới chuẩn. Họ đang tích cực nâng chuẩn và Việt Nam không cẩn thận sẽ hứng các công nghệ và thiết bị này. Bài học về thế hệ các nhà máy xi măng công nghệ lò đứng của Trung Quốc vẫn còn đó. Rất mừng là nhiều nội dung kể trên cũng đã được đưa vào chính sách hiện hành. Tuy nhiên, vấn đề là ở khâu thực thi.

Thứ ba là ODA dễ dãi. Khó khăn về vốn rất dễ trở thành áp lực để chấp nhận các nguồn ODA nhiều rủi ro. ODA của Trung Quốc luôn đi kèm doanh nghiệp, lao động, và sản phẩm Trung Quốc chứ không như ODA của ngân hàng thế giới hay ADB đấu thầu rộng rãi.

Vừa qua, giá trúng thầu của Trung Quốc ban đầu rẻ nhưng công nghệ phập phù, hiệu quả khai thác và chi phí hoàn thiện đưa vào khai thác cuối cùng cao hơn so với mua máy điện của ABB, Siemens, hay lò hơi của Hitachi, IHI. Nhìn vào các nhà máy hóa chất, luyện kim, nhiệt điện, hay đường sắt trên cao Cát Linh sẽ thấy. Tất nhiên không thể nói đơn giản là không ổn mà phải cảnh giác. Vấn đề là ở chúng ta như thế nào bởi đối tác nào cũng muốn tối đa hóa lợi nhuận thôi.

Tin Khác

Trang 1 / 40
TP HCM / CAO LÃNH / ĐÀ LẠT
  • Zalo Viber
    Ngọc Linh
    01644 109 769
    QQ: 2980674014
  • Zalo Viber
    Nghĩa
    0925 938 238
    QQ: 2021795817
  • Zalo Viber
    Sanh
    0909 273 332
    QQ: 1596184960
TP HCM / CẦN THƠ
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Hà Nội - Đà Nẵng
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Bộ Phận Hỗ Trợ - Quản Lý Khiếu Nại
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Go Top