Nhật Bản lý giải đi sau nhưng thắng trước Trung Quốc

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe mới đây tham gia vào cuộc chiến giành ảnh hưởng tại châu Phi với Trung Quốc khi khẳng định các thành tựu đáng kể vượt Trung Quốc tại Diễn đàn hợp tác phát triển Nhật Bản-châu Phi (TICAD) tại Nairobi (Kenya) vào ngày 28/7 vừa qua.

Sau 6 năm thực hiện đầu tư sang Lục Địa Đen, TICAD 2016 đã lần đầu đầu tiên tổ chức tại châu lục này, đánh dấu sự phát triển vượt bậc và cạnh tranh của Nhật Bản so với Trung Quốc.

Nhat Ban ly giai di sau nhung thang truoc Trung Quoc
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và các nhà lãnh đạo châu Phi tại TICAD-6. Ảnh: News24.ke

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố cam kết sẽ hỗ trợ 30 tỷ USD từ nguồn vốn chính phủ và tư nhân để phát triển cơ sở hạ tầng tại châu Phi. Đây là kinh phí bổ sung ngoài kinh phí 32 tỷ USD được Nhật Bản cam kết sau năm 2013.

Báo Asahi của Nhật Bản cho rằng, mặc dù tham gia vào cuộc chiến giành ảnh hưởng tại châu Phi khá muộn, nhưng Tokyo đang cố gắng tạo ra sự khác biệt nổi trội đối với Trung Quốc thông qua "chất lượng" các khoản đầu tư.

Thủ tướng Abe đã phân tích rõ sự tăng trưởng vượt bậc của Nhật Bản so với đối thủ cạnh tranh Trung Quốc rằng: "Nhật Bản có tránh nhiệm thúc đẩy giá trị của tự do, giá trị của pháp luật và kinh tế thị trường; không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực; nỗ lực làm cho xã hội thịnh vượng hơn".

Trong tuyên bố của hợp tác Nhật Bản-Châu Phi tại Nairobi có đoạn: "Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy các nỗ lực của khu vực và quốc tế đối với vấn đề an ninh hàng hải, bao gồm vi phạm chủ quyền, đánh bắt cá bất hợp pháp và các tội phạm trên biển khác; duy trì các quy tắc cơ bản dựa trên pháp luật quốc tế trong hoạt động hàng hải".

Cần phải nói thêm, các quốc gia châu Phi vốn không có truyền thống đưa ra tiếng nói mạnh mẽ đối với việc duy trì trật tự hàng hải quốc tế.

Việc Nhật Bản nhắc tới lĩnh vực hàng hải quốc tế trong tình hình các quốc gia châu Phi gặp khó khăn do nguồn viện trợ Trung Quốc suy giảm ảnh hưởng từ nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm- đã thể hiện rõ ý đồ chỉ trích của Tokyo.

Lồng ghép các ý đồ về trật tự hàng hải vừa thể hiện được tư tưởng của Thủ tướng Abe về sự ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đồng thời cảnh báo trước các ảnh hưởng tương tự ở Lục Địa Đen.

Bên lề TICAD 2016, Thủ tướng Abe đã có cuộc gặp song phương với Tổng thống Djibouti Guelleh, khẳng định tầm quan trọng của vấn đề "tự do hàng hải". Nếu xét theo vị trí của Djibouti thì "tự do hàng hải" có thể hiểu là vấn đề cướp biển nhưng nếu tham chiếu rộng hơn thì lại ngầm ám chỉ Trung Quốc.

Đối với Nhật Bản, Djibouti là một quốc gia quan trọng bởi đây là nơi có căn cứ quân sự hoàn thiện đầu tiên của Nhật Bản ở nước ngoài. Djibouti cũng là quốc gia đang được Trung Quốc lựa chọn xây dựng một cơ sở quân sự tại nước ngoài đầu tiên.

Trước những gì mà Thủ tướng Nhật đề cập tại TICAD-6 thể hiện rõ tầm thế của Tokyo hơn những gì mà Trung Quốc thể hiện ở đây.

Trung Quốc luôn cố gắng thể hiện rằng các khoản đầu tư vào Châu Phi là nhằm mang lại các lợi ích song phương và thực sự có lợi cho người dân nước này nhưng người dân ở đây lại không hoàn toàn hiểu được vai trò thực sự của Bắc Kinh.

Hồi đầu năm 2016, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã khẳng định vai trò của Trung Quốc rằng: "Chúng tôi sẽ không đi theo con đường cũ của thực dân phương Tây và chắc chắn sẽ không làm mất đi lợi ích sinh thái và lợi ích lâu dài của châu Phi".

Bắc Kinh cũng đã khuyến khích các công ty của nước này và doanh nghiệp nhà nước ở châu Phi thuê 20-30% lực lượng lao động sở tại làm việc trong các chương trình và dự án liên doanh tại đây. Điều này sẽ kích thích các nền kinh tế địa phương phát triển thay vì để người Trung Quốc đưa nhân công của họ từ trong nước sang châu Phi làm việc.

Nhat Ban ly giai di sau nhung thang truoc Trung Quoc
Trung Quốc nỗ lực đầu tư vào châu Phi nhưng không thành công bằng Nhật Bản.

Tuy vậy, Trung Quốc vẫn còn mất rất nhiều thời gian để thuyết phục người dân châu Phi rằng mục đích của nước này tại đây là chân chính.

Đặc biệt, một số nước châu Phi đã và đang bày tỏ sự lo ngại về việc Trung Quốc đang "đồng hóa" châu Phi bằng cách đưa lực lượng lao động lớn từ trong nước sang lục địa này làm việc và khuyến khích họ xây dựng gia đình với các phụ nữ bản địa để hình thành cộng đồng dân cư người Hoa đông đúc và rộng khắp châu Phi.

Trên thực tế, những khu vực mà cộng đồng này đang nắm giữ đa phần giàu tài nguyên thiên nhiên, đất đai màu mỡ tại nhiều nước châu Phi.

Tin Khác

1 / 40
TP HCM / CAO LÃNH / ĐÀ LẠT
  • Zalo Viber
    Ngọc Linh
    01644 109 769
    QQ: 2980674014
  • Zalo Viber
    Nghĩa
    0925 938 238
    QQ: 2021795817
  • Zalo Viber
    Sanh
    0909 273 332
    QQ: 1596184960
TP HCM / CẦN THƠ
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Hà Nội - Đà Nẵng
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Bộ Phận Hỗ Trợ - Quản Lý Khiếu Nại
  • Zalo Viber
    Mi
    0916 880 338
    QQ: 1253070254
Go Top